Viêm nội tâm mạc là gì? Các công bố khoa học về Viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm của nội tâm mạc tim do vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng, thường qua vết thương hoặc quy trình y tế. Các triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi, đau khớp, và phát ban. Bác sĩ chẩn đoán qua xét nghiệm máu, siêu âm tim và X-quang. Điều trị bằng kháng sinh mạnh kéo dài, hoặc phẫu thuật nếu tổn thương van tim nặng. Phòng ngừa bao gồm giữ vệ sinh răng miệng và cẩn thận trong các thủ thuật y tế. Việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để tránh biến chứng nghiêm trọng.

Viêm nội tâm mạc là gì?

Viêm nội tâm mạc là một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng của nội tâm mạc, lớp màng trong cùng của tim. Tình trạng này thường do vi khuẩn hoặc, ít phổ biến hơn, do nấm gây ra. Vi khuẩn hoặc nấm có thể xâm nhập vào máu và bám vào các van tim hoặc các phần khác của nội tâm mạc, gây ra sự nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc chủ yếu do sự xâm nhập của vi khuẩn vào máu qua các vết thương hoặc quy trình y tế, như nhổ răng hoặc các phẫu thuật y khoa xâm lấn. Các vi khuẩn thường gặp nhất là Staphylococcus aureusStreptococcus viridans. Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro góp phần làm tăng nguy cơ bị viêm nội tâm mạc, bao gồm:

  • Có tiền sử bệnh tim, đặc biệt là các bệnh về van tim.
  • Đã qua phẫu thuật tim hoặc cấy ghép van tim nhân tạo.
  • Sử dụng thuốc tiêm không vô trùng.
  • Đã từng bị nhiễm trùng máu.

Triệu chứng của viêm nội tâm mạc

Các triệu chứng của viêm nội tâm mạc có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc dần dần, tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sốt cao và lạnh run.
  • Mệt mỏi, khó thở và yếu đuối.
  • Đau khớp và cơ bắp.
  • Phát ban hoặc các đốm nhỏ trên da.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Sưng đỏ hoặc đau đớn ở lách, ngón tay hoặc ngón chân.

Chẩn đoán viêm nội tâm mạc

Để chẩn đoán viêm nội tâm mạc, bác sĩ thường dựa vào một loạt các xét nghiệm và kiểm tra, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để tìm kiếm tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Siêu âm tim để kiểm tra tổn thương ở van tim hoặc nội tâm mạc.
  • Chụp X-quang ngực và điện tâm đồ để đánh giá chức năng tim.

Điều trị viêm nội tâm mạc

Điều trị viêm nội tâm mạc thường bao gồm sử dụng kháng sinh mạnh theo đường tĩnh mạch trong một thời gian dài, thường là từ 2 đến 6 tuần. Trường hợp nhiễm trùng do nấm, thuốc chống nấm có thể được sử dụng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi van tim bị tổn thương nặng, phẫu thuật có thể cần thiết để sửa chữa hoặc thay thế van tim bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa viêm nội tâm mạc

Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm nội tâm mạc, bao gồm:

  • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt và khám răng định kỳ.
  • Tránh sử dụng thuốc tiêm không vô trùng.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi thực hiện các thủ thuật y tế ở những người có nguy cơ cao.

Kết luận

Viêm nội tâm mạc là một tình trạng y khoa nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiểu rõ về các triệu chứng và yếu tố rủi ro của viêm nội tâm mạc có thể giúp bạn phát hiện bệnh sớm và tìm kiếm sự chăm sóc y tế cần thiết.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "viêm nội tâm mạc":

Nhiễm trùng do Staphylococcus aureus: Dịch tễ học, Sinh lý bệnh, Biểu hiện lâm sàng và Quản lý Dịch bởi AI
Clinical Microbiology Reviews - Tập 28 Số 3 - Trang 603-661 - 2015
TÓM TẮT

Staphylococcus aureus là một vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở người, gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng máu và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, cũng như nhiễm trùng xương khớp, da và mô mềm, pleuropulmonary và các thiết bị y tế. Bài tổng quan này bao quát toàn diện dịch tễ học, sinh lý bệnh, biểu hiện lâm sàng và quản lý của từng tình trạng này. Hai thập kỷ qua đã chứng kiến hai sự thay đổi rõ rệt trong dịch tễ học nhiễm trùng do S. aureus: thứ nhất, số lượng nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế ngày càng tăng, đặc biệt là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và nhiễm trùng thiết bị y tế, và thứ hai, một dịch bệnh nhiễm trùng da và mô mềm trong cộng đồng do các chủng có một số yếu tố độc lực và kháng các loại kháng sinh β-lactam. Khi xem xét lại tài liệu để hỗ trợ các chiến lược quản lý cho các biểu hiện lâm sàng này, chúng tôi cũng nêu bật sự thiếu hụt chứng cứ chất lượng cao cho nhiều câu hỏi lâm sàng quan trọng.

#Staphylococcus aureus #kép vi khuẩn #dịch tễ học #sinh lý bệnh #biểu hiện lâm sàng #quản lý nhiễm trùng #viêm nội tâm mạc #nhiễm trùng da và mô mềm #kháng sinh β-lactam
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH LÝ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 512 Số 1 - 2022
Đặt vấn đề: Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT) là bệnh lí tim mạch không thường gặp nhưng có tỉ lệ tử vong cao và để lại biến chứng nặng nề. Khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh cần  phải điều trị ngoại khoa vì các biến chứng nặng của bệnh. Mục đích điều trị để tránh cho bệnh nhân bị suy tim tiến triển vì tổn thương các cấu trúc trong tim, tránh nhiễm trùng lan rộng và ngăn ngừa thuyên tắc. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm điều trị ngoại khoa bệnh lí VNTMNT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca các bệnh nhân (BN) được phẫu thuật điều trị VNTMNT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả: 51 BN với độ tuổi trung bình là 42,1, tỉ lệ nam chiếm 73%, được chẩn đoán VNTMNT có chỉ định phẫu thuật. 86% trường hợp có suy tim NYHA nặng. 37% trường hợp mổ cấp cứu và bán khẩn, 12% mổ lại do VNTMNT trên van nhân tạo. 6 trường hợp được mổ tim ít xâm lấn qua đường ngực phải. Tổn thương sùi trên van 2 lá có 26 BN, sùi trên van động mạch chủ (ĐMC) có 15 BN, sùi trên cả  van 2 lá và van ĐMC có 2 BN, 6 ca có áp xe vòng van. Có 6 trường hợp cấy máu dương tính: 4 trường hợp do Streptococcus spp., 2 trường hợp do Staphyloccus. 23 BN thay van ĐMC, 17 BN thay van hai lá, 22 BN sửa van 2 lá, 7 BN phẫu thuật Bentall. Sau mổ có 3 ca chảy máu phải mổ lại, 39 ca phải dùng ít nhất 1 vận mạch, , 1 ca đặt ECMO, 7 ca có suy thận cấp, 3 ca tử vong sau mổ. Thời gian phẫu thuật trung bình 300 phút (kẹp ĐMC 101 phút) và nằm viện sau mổ trung bình 18,5 ngày. Những BN sống còn ghi nhận đạt kết quả điêu trị tốt tại thời điểm xuất viện, cải thiện lâm sàng NYHA II và không có biến chứng vĩnh viễn. Kết luận: Phẫu thuật điêu trị các trường hợp VNTMNT đạt kết quả tốt với tỉ lệ tử vong sau mổ 5,9% liên quan đến thời gian mổ dài, tình trạng mổ cấp cứu và VNTMNT trên van nhân tạo. Biến chứng suy tim cấp sau mổ thuờng gặp tuy nhiên đáp ứng điều trị nội khoa, không có biến chứng vĩnh viễn.
#viêm nội tâm mạc nhiễm trùng #áp xe #suy tim #sửa van #thay van #phẫu thuật Bentall
Kết quả điều trị phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van tim bên trái tại Bệnh viện Tim Hà Nội
Mục đích: đánh giá kết quả sớm điều trị phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) các van tim bên trái tại Bệnh viện tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu tất cả các bệnh nhân VNTMNK van tim bên trái được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện tim Hà Nội từ 3/2015 đến 3/2019. Kết quả: có 56 bệnh nhân VNTMNK van tim bên trái được phẫu thuật; tuổi trung bình là 45,8 ± 16,0; tỉ lệ nam/nữ là 3,3/1. VNTMNK trên van tim nhân tạo ở 9 bênh nhân (16,1%). Tỷ lệ cấy máu dương tính trước mổ 35,7%; vi khuẩn thường gặp là Streptococcus (21,4%). Tỉ lệ tổn thương van hai lá là 48,2%, van động mạch chủ là 32,1% và tổn thương cả hai van là 19,6%.  Phẫu thuật cấp cứu 14,3%; biến chứng sau mổ thường gặp nhất là suy thận 10,7%, tỉ lệ tử vong sớm tại viện là 5,4%. Trong thời gian theo dõi trung bình 36,6 ± 14,2 tháng, có 17,8% trường hợp tái phát VNTMNK. Kết luận: phẫu thuật điều trị VNTMNK van tim bên trái vẫn là một thách thức lớn, tỷ lệ tái phát và tử vong sớm sau mổ cao.
#Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
TỈ LỆ TỬ VONG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN TIÊN LƯỢNG Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 509 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ tử vong và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong ở người bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu được thực hiện trên bệnh nhânđược chẩn đoán VNTMNK theo tiêu chuẩn DUKE cải tiến và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2019 đến tháng 2/2021. Chỉ tiêu nghiên cứu: tử vong do mọi nguyên nhân trong bệnh viện và trong 6 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình là 49.7 ± 19.3, giới nam 64.5%. Trong quá trình điều trị, phẫu thuật được thực hiện ở 42,9% BN. Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện là 10,3% và tỉ lệ tử vong trong 6 tháng là 25,4%. Trong phân tích đa biến, các yếu tố tiên lượng độc lập tử vong là số lượng bạch cầu (OR=1.17; KTC 95% 1.03-1.33), nồng độ ure máu (OR=1.26; KTC 95% 1.04 - 1.53), mức lọc cầu thận (OR=1.03; KTC 95% 1 - 1.07) và điều trị phẫu thuật (OR=0,03; KTC 95% 0,01-0,39).
#viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn #tỉ lệ tử vong #yếu tố tiên lượng
Kết quả phẫu thuật bệnh lý van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nội
Mục đích: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng  và đánh giá kết quả sau điều trị phẫu thuật bệnh lý van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Phương pháp: Phân tích đánh giá dựa trên số liệu thu thập được từ  bệnh nhân được phẫu thuật và từ kết quả tái khám. Kết quả: Tổng số bệnh nhân là 25, trong đó: Tuổi phẫu thuật trung bình là: 6,56 ± 7.05 năm (Tuổi thấp nhất là  12 tháng, cao nhất là 15 năm). Nam: 14 bệnh nhân (56 %), nữ: 11 bệnh nhân (44 %). Siêu âm trước khi ra viện và sau 3 tháng chúng tôi thấy kết quả gần như  nhau: EF trung bình sau phẫu thuật van hai lá:  57,25 ± 9,68  %;.Chênh áp  trung bình: Van HL: 3,5 ± 1,5mmHg ; qua van ĐMC:  12,5 ± 1,68mmHg. Biến chứng: Tử vong ngay sau mổ: 0 trường hợp (0%); Tử vong muộn: 1 trường hợp tử vong (4%).  Kết luận: Kết quả phẫu thuật bệnh lý van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở trẻ em khả quan. Tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ thấp.
#Phẫu thuật tim #van hai lá #van động mạch chủ
Báo cáo một trường hợp: Viêm nội tâm mạc động mạch phổi ở bệnh nhân còn ống động mạch
Tổng quan: Viêm nội tâm mạc tim phải thường hiếm gặp, chỉ chiếm 5-10% trong tất cả các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.Tổn thương có thể chỉ ở tại van phổi hoặc kèm theo các van khác. Chẩn đoán kịp thời bằng siêu âm tim qua thành ngực, kháng sinh tích cực ngay từ đầu và phẫu thuật lấy khối sùi cho viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn giúp ngăn ngừa nguy cơ suy đa tạng và thuyên tắc phổi gây tử vong. Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân nữ 38 tuổi tiền sử khỏe mạnh, đẻ thường tại bệnh viện huyện cách 03 tháng. Vào viện vì sốt kèm khó thở liên tục cách vào viện 1 tháng, siêu âm tim phát hiện: khối sùi động mạch phổi trái trên nền còn ống động mạch. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh khối hỗn hợp âm ở động mạch phổi trái. Bệnh nhân được phẫu thuật lấy cục sùi làm xét nghiệm và đóng ống động mạch. Sau mổ bệnh nhân ổn định sau mổ 2 tuần ra viện. Kết luận: Tổn thương sùi động mạch phổi trên nền còn ống động mạch là một tổn thương hiếm gặp và có khả năng gây tử vong cao. Chẩn đoán nên được xem xét ở bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng sốt, nhiễm trùng có kèm theo bệnh lý tim bẩm sinh. Việc phẫu thuật lấy khối sùi kèm điều trị kháng sinh tích cực nên được thực hiện cùng nhau để tăng hiệu quả điều trị.
#Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn #động mạch phổi #còn ống động mạch
Kinh nghiệm điều trị phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến tại viện Tim thành phố Hồ Chí Minh
Đặt vấn đề: Điều trị ngoại khoa cho viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến thường rất phức tạp và có nhiều biến chứng hậu phẫu nặng nề. Chỉ định và thời điểm phẫu thuật vẫn còn nhiều tranh luận. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến được can thiệp phẫu thuật tại Viện Tim TP HCM từ 1995 đến 2020. Kết quả: Có 138 (24,3%) trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến được can thiệp phẫu thuật trong 568 trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng được phẫu thuật. Trong nhóm này, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng nguyên phát trên van tim tự nhiên là 15, trên bệnh tim bẩm sinh là 30, trên bệnh van tim từ trước là 56, sau đặt máy tạo nhịp buồng tim phải là 2 và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng thứ phát sau phẫu thuật thay van tim hoặc đặt vòng van là 35 trường hợp. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nhóm Streptoccoci spp (42%) và Staphyloccocus aureus (29,7%). Trong lúc mổ 100% tìm thấy sùi và 42 trường hợp có áp xe vòng van. Về phẫu thuật lấy sùi và giải quyết thương tổn bẩm sinh: 30, tạo hình van: 24, thay van: 77, lấy bỏ điện cực: 2 và Bentall: 5 trường hợp. Tử vong phẫu thuật có 11 trường hợp (8%): 3 do xuất huyết não-màng não, 4 do suy đa cơ quan và 4 do suy tim. Mổ lại sớm trong vòng 3 tháng đầu và sau một năm đầu do hở van tái phát hoặc sút van nhân tạo lần lượt là 12 và 4 trường hợp. Thời gian theo dõi trung vị sau phẫu thuật là 11,2 năm. Tử vong muộn: 6 (4 do suy tim nặng, 1 do xuất huyết não tái phát và 1 trường hợp đột tử ). Các trường hợp còn lại đều ổn định. Kết luận: Phẫu thuật cho bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến có kết quả khả quan mặc dù gặp nhiều biến chứng và thời gian điều trị kéo dài. Can thiệp phẫu thuật sớm giúp giải quyết triệt để thương tổn với tỉ lệ tử vong chấp nhận được.
#Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng #Bentall #suy đa cơ quan
NGHIÊN CỨU BIẾN CỐ CHÍNH NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN CỦA VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN VAN NHÂN TẠO
 Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các biến cố chính ngắn hạn, và sau một năm của bệnh nhân Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van nhân tạo: suy tim, tai biến mạch máu não, mổ lại và tử vong. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh được thực hiện trên 64 bệnh nhân có đầy đủ hồ sơ bệnh án viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van nhân tạo được chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn mô bệnh học hoặc tiêu chuẩn DUKE sửa đổi tại Viện Tim mạch Việt nam, Bệnh viện Tim Hà nội từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2022 Kết quả: Nghiên cứu mô tả 64 bệnh nhân nhập viện vì VNTMNKVNT, chúng tôi rút ra các kết luận sau: tỷ lệ suy tim ngắn hạn và trong 1 năm đầu là: 67.2% và 17.6%, tỷ lệ tai biến mạch máu não ngắn hạn và trong 1 năm là: 6.4% và 3.9%. Có 53.1% bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật lại và 35.9% bệnh nhân phẫu thuật. Tỷ lệ phẫu thuật lại trong 1 năm sau ra viện: 17.6%. Tỷ lệ tử vong ngắn hạn và trong 1 năm sau ra viện là 20.3%, và 17.6%. Kết luận: các biến cố chính ngắn hạn, và sau một năm của bệnh nhân Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van nhân tạo: suy tim (67.2% và 17.6%), tai biến mạch máu não (6.4% và 3.9%), mổ lại (35.9% và 17.6%), tử vong (20.3%, và 17.6%).
#Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn #van nhân tạo #biến cố
Kết quả sớm và trung hạn (1 năm) của phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên van tự nhiên tại Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai
Đặt vấn đề: khoảng 50% các bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) cần phẫu thuật, tuy nhiên tỷ lệ tử vong và các biến chứng còn cao trong cả giai đoạn ngay sau mổ cũng như thời gian theo dõi sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu tỷ lệ tử vong các biến chứng ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trong giai đoạn sớm (30 ngày đầu) và tới thời  điểm 1 năm sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 66 BN VNTMNK van tự nhiên được phẫu thuật tại Viện Tim mạch BV Bạch Mai, theo dõi đến thời điểm 1 năm sau mổ. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang mô tả kết hợp với theo dõi dọc. Kết quả: Tỉ lệ tử vong trong 30 ngày đầu là 9,1 % , tỷ lệ tử vong thêm sau thời gian 1 năm là 1,7%,  tỷ lệ tử vong cộng dồn đến thời điểm 1 năm sau mổ là 10,6%, tỷ lệ sống còn là 89,4%. VNTMNK tái  phát 1,5%. Các biến chứng hay gặp nhất trong giai đoạn sớm sau mổ:suy thận (9,1%) và tràn dịch màng phổi (9,1%), viêm phổi (6,1%) tai biến mạch não (3%) và block nhĩ thất cấp 3 (1,5%). Theo dõi đến 1 năm có 33,3 % BN phải tái nhập viện do các biến cố về tim mạch.
#viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn #van tự nhiên #phẫu thuật #bệnh van tim
So sánh hiện tại về viêm nội tâm mạc do Candida albicans và Candida parapsilosis: một nghiên cứu nhóm Dịch bởi AI
European Journal of Clinical Microbiology and Infectious Diseases - Tập 41 - Trang 981-987 - 2022
Trong số 1655 bệnh nhân liên tiếp mắc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng được điều trị từ năm 1998 đến 2020 tại ba trung tâm chăm sóc sức khỏe cấp ba, có 16 trường hợp do Candida albicans (CAIE, n = 8) và Candida parapsilosis (CPIE, n = 8). So với CAIE, CPIE thường thường gặp hơn trong cộng đồng. Sự tham gia của van nhân tạo đặc biệt phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc CPIE. Các trường hợp CPIE có tỷ lệ cấy máu dương tính cao hơn khi nhập viện, cấy máu vẫn dương tính liên tục sau khi khởi đầu điều trị kháng nấm và cấy van dương tính. Tất cả bệnh nhân trừ bốn người đều phải phẫu thuật tim. Phẫu thuật khẩn cấp thường được thực hiện nhiều hơn ở CPIE. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trong bệnh viện được ghi nhận, ngay cả sau khi điều chỉnh theo phương pháp điều trị.
Tổng số: 21   
  • 1
  • 2
  • 3